Ngày đăng: 12/05/2017 | Lượt xem: 1882 Ngày 8 tháng 5 năm 2017, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội phối hợp với Viện Nghiên cứu Châu Âu đã tổ chức buổi Tọa đàm “Chủ nghĩa Thể chế trong Kinh tế học”. PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh - Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội - Chủ trì và phát biểu khai mạc; tham dự Tọa đàm gồm có các nhà nghiên cứu khoa học, các giảng viên, trợ lý và NCS, học viên Khoa Quốc tế học, Khoa Kinh tế học và Khoa Quản trị kinh doanh của Học viện Khoa học xã hội. PGS-TS. Bùi Nguyên Khánh- Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội phát biểu khai mạc Phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh – Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội khẳng định Học viện rất vui mừng chào đón TS. ELSA LAFAYE DE MICHEAUX đến từ trường Đại học Rennes 2 (Pháp) - diễn giả chính là một nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng với học vị Tiến sĩ Kinh tế học tại Trường đại học Bourgogne, Dijon; Thạc sĩ về Kinh tế quốc tế và Xã hội; Cử nhân Kinh tế và cử nhân Xã hội học tại Đại học Nanterrr (Pháp). TS Elsa Lafaye đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố, xuất bản nhiều sách và giáo trình, nổi bật nhất phải kể đến: Các nghiên cứu phát triển; Chủ nghĩa tư bản Châu Á; Malaysia; ASEAN; Kết nối khu vực (Quan điểm so sánh); Hợp tác quốc tế; Kế hoạch Colombo cho sự hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (1951-2013). Học viện Khoa học xã hội luôn chủ trương chào đón và mời các nhà nghiên cứu, các học giả quốc tế nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới đến chia sẻ các nghiên cứu. Điều này sẽ giúp giảng viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học tại Học viện tiếp cận được các công trình nghiên cứu chuyên sâu và uy tín, cập nhật được nhiều thông tin mới, tri thức mới từ các học giả hàng đầu; đồng thời xây dựng mạng lưới các chuyên gia quốc tế trên nhiều lĩnh vực để mở rộng hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế trong cả đào tạo và nghiên cứu. TS. Elsa Lafaye nhận món quà lưu niệm của Học viện Khoa học xã hội Liên quan đến các nội dung về Chủ nghĩa thể chế trong kinh tế học, TS. Elsa Lafaye cho rằng: “Chủ nghĩa Thể chế trong Kinh tế học không chỉ có một học thuyết mà là tập hợp của nhiều học thuyết khác nhau gây nhiều tranh cãi với các tư tưởng Truyền thống cổ điển. Tuy nhiên, giữa các học thuyết này vẫn có những điểm chung như: các vấn đề về Thể chế; Thể chế hiến pháp là đối tượng thiết yếu trong Tư tưởng kinh tế; Lợi ích từ việc thay đổi tốt hơn là ổn định; Lịch sử và khoa học xã hội; Chính trị và chính sách.” Tiếp đó, buổi tọa đàm còn tập trung làm rõ các nội dung, các học thuyết, tư tưởng về kinh tế học thể chế trong các giai đoạn lịch sử. Có thể nói, Chủ nghĩa Thể chế trong Kinh tế học ngày nay được hình thành bởi bốn hệ tư tưởng/ trường phái chính: (1) Trường phái Chủ nghĩa Thể chế trong Kinh tế học Chính (từ sau những năm 1800 đến 1930) với các học giả G. Schmoller (người Đức/ 1838 – 1917), T. Veblen (người Mỹ/ 1857 – 1929), W. Hamilton (người Mỹ/ 1881 – 1958), J.R. Commons (người Mỹ/1862 – 1945), K. Polanyi (1886 – 1964); (2) Trường phái Austrian (từ nhà kinh tế học C. MENGER đến ORDOLIBERALISM – Chủ nghĩa kinh tế tự do được điều tiết) bao gồm: C. Menger (Vienna/ 1840 – 1921), F. Hayek (1899 – 1992), W. Eucken và Ordoliberalism) (1891 – 1950); (3) Trường phái Thể chế Kinh tế học Mới (O. Williams, R. North, D. Acemoglu) với học thuyết về “Good governance – Quản trị quốc gia” và “economic performance – hiệu quả kinh tế); (4) Các trường phái Kinh tế học thể chế ở Châu Âu hiện nay (Học thuyết về các quy định, hiệp ước, chủ nghĩa thể chế trong thuyết tiến hóa...). Tin: Diệu Linh Ảnh: Mỹ Hiền In bài viết Chia sẻ
Học viện Khoa học xã hội trao đổi hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Trao đổi khoa học: phần mềm phân tích dữ liệu định tính Taguette trong nghiên cứu khoa học GS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tham dự Diễn đàn Đối thoại chiến lược Think Tank Trung Quốc và ASEAN lần thứ 11 và làm việc với Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc. Đại sứ nước Cộng hoà Cu Ba đến thăm và làm việc tại Học viện Khoa học xã hội Học viện Khoa học xã hội ký Biên bản Thoả thuận hợp tác với Trường Chang Jung Christian University (Đài Loan) Khai mạc Khoá học mùa hè về Khoa học xã hội năm 2017 với chủ đề “Sông và Đồng bằng ở Đông Nam Á” Tọa đàm khoa học: “Hướng nghiên cứu mới về Công tác xã hội tại Anh Quốc” Học viện Khoa học xã hội trao đổi, nghiên cứu về một số vấn đề dân chủ tại các trường Đại học tại Hoa Kỳ