Ngày đăng: 04/05/2017 | Lượt xem: 947 Trong khuôn khổ thực hiện đề tài cấp Nhà nước (Mã số: KX.04 - 07/16-20) Vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng lãnh đạo: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp của Hội đồng Lý luận trung ương, từ ngày 17/4 đến ngày 27/04/2017, Đoàn cán bộ của Học viện Khoa học xã hội do GS.TS. Phạm Văn Đức làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát, tham gia tọa đàm trao đổi nghiên cứu tại một số Trường Đại học tại Hoa Kỳ về vấn đề phát huy dân chủ ở Mỹ hiện nay, các nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ hiện nay về dân chủ và phát huy dân chủ, những bài học của Hoa Kỳ trong thực hành dân chủ trong thời gian qua. Các Trường Đại học Mỹ được lựa chọn khảo sát bao gồm: Đại học Công giáo America (CUA); Đại học Georgetown ở Washington DC. Đây là những trường đại học có uy tín, có bề dày lịch sử nghiên cứu về các vấn đề của khoa học chính trị và dân chủ tại Hoa Kỳ. GS.TS. Phạm Văn Đức (người thứ 5 từ bên trái ảnh) và đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với các giáo sư tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ (CUA) Tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ (CUA), đoàn nghiên cứu đã có buổi Toạ đàm khoa học với GS.TS. John A. Kromkowski, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá và Giá trị, và các Giáo sư, Giảng viên của Khoa Chính trị học, Triết học thuộc Trường Đại học Công giáo Hoa Kỳ (CUA) về các nội dung: (1) Các hình thức phát huy dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế: Đảng cầm quyền, Nhà nước (Chính quyền cấp Bang trong Washington DC), các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội tại Bang Washington DC; (2) Các quan niệm mới về dân chủ và thực hành dân chủ tại Hoa Kỳ hiện nay; 3) Các quan điểm của giới nghiên cứu Hoa Kỳ hiện nay về phát huy dân chủ trong điều kiện nhiều đảng, trong điều kiện chế độ một đảng chiếm ưu thế (predominant party system), và trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền (one party system). Đối với phương thức phát huy dân chủ tại Mỹ và Việt Nam có nhiều điểm khác biệt do quá trình lịch sử, điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của hai quốc gia không giống nhau. Tuy nhiên, điểm chung trong nhận thức về dân chủ đó là cần phải duy trì mối quan hệ hài hoà, bền vững giữa Nhà nước và nhân dân, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Một quốc gia phát huy dân chủ tốt sẽ giúp nhân dân hoà nhập tốt và hài hoà với cộng đồng thế giới đương đại. Toàn cảnh buổi Tọa đàm với các Giáo sư của Trường Đại học CUA Làm việc tại Đại học Georgetown, đoàn làm việc với GS.TS. Peter Phan và đã nghe Giáo sư giới thiệu về diễn biến lịch sử và chính trị của nước Mỹ, chia sẻ nghiên cứu về một số vấn đề như: (i) Quyền tham gia của công dân trong quản lý Nhà nước và xã hội; (ii) Cơ chế đảm bảo quyền tham gia của nhân dân trong quản lý Nhà nước và xã hội; (iii) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các thiết chế: Đảng cầm quyền, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội; (iv) Nguyên tắc quy định về phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức; (v) Bảo vệ có hiệu quả các nhóm thiểu số trong xã hội. Bên cạnh đó, Giáo sư cũng giới thiệu các trương trình đào tạo từ bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ tại trường Georgetown. Về triển vọng hợp tác giữa hai bên, GS.TS. Peter Phan sẵn sàng chia sẻ các tài liệu liên quan đến khung chương trình, tài liệu học tập, kinh nghiệm quản lý đào tạo với Học viện Khoa học xã hội. Ông cũng bày tỏ sự đồng thuận về chủ trương hướng nghiên cứu hội nhập, hướng đến tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế. Triển khai các hoạt động hợp tác với Học viện Khoa học xã hội trong đào tạo bằng cách tổ chức hợp tác nghiên cứu, trao đổi giảng viên và học viên giữa hai cơ sở, cùng tham gia xây dựng kế hoạch về xuất bản các ấn phẩm quốc tế, giới thiệu các tạp chí quốc tế uy tín, chất lượng cao. Đặc biệt qua trao đổi, Đoàn công tác cùng Giáo sư đã thảo luận các phương án và lộ trình phối hợp hội thảo và công bố quốc tế các nghiên cứu có chất lượng trong nước nói chung và tại Học viện Khoa học nói riêng. Đây là hoạt động nhằm kịp thời chuẩn bị cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn đào tạo Tiến sĩ theo quy định mới của Bộ Giáo Dục và Đào tạo Việt Nam. GS.TS. Phạm Văn Đức chụp ảnh lưu niệm cùng GS. TS. Peter Phan (người thứ ba từ bên trái ảnh), Giáo sư Khoa Thần học, trường Đại học Georgetown Qua khảo sát hai Trường Đại học tại Hoa Kỳ về vấn đề phát huy dân chủ tại Hoa Kỳ, đoàn khảo sát đã thu nhận được tài liệu liên quan đến các vấn đề lý luận mới về dân chủ và phát huy dân chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, bao gồm: tài liệu liên quan đến lý luận, quan điểm mới về dân chủ; Các hình thức phát huy dân chủ; Các nghiên cứu về dân chủ trong điều kiện nhiều đảng, trong điều kiện chế độ một đảng chiếm ưu thế (predominant party system), và trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền (one party system) và các tài liệu có liên quan khác. Cập nhật các quan điểm lý luận mới hiện nay về dân chủ và phát huy dân chủ ở Mỹ hiện nay. GS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội và PGS. TS. Bùi Nguyên Khánh, Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội tìm hiểu tài liệu tham khảo tại trường Đại học Georgetown Tin: Diệu Linh Ảnh: Diệu Linh In bài viết Chia sẻ
Học viện Khoa học xã hội trao đổi hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Trao đổi khoa học: phần mềm phân tích dữ liệu định tính Taguette trong nghiên cứu khoa học GS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tham dự Diễn đàn Đối thoại chiến lược Think Tank Trung Quốc và ASEAN lần thứ 11 và làm việc với Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc. Đại sứ nước Cộng hoà Cu Ba đến thăm và làm việc tại Học viện Khoa học xã hội Học viện Khoa học xã hội ký Biên bản Thoả thuận hợp tác với Trường Chang Jung Christian University (Đài Loan) Khai mạc Khoá học mùa hè về Khoa học xã hội năm 2017 với chủ đề “Sông và Đồng bằng ở Đông Nam Á” Tọa đàm khoa học: “Hướng nghiên cứu mới về Công tác xã hội tại Anh Quốc” Tọa đàm khoa học: “Chủ nghĩa Thể chế trong Kinh tế học”