Ngày đăng: 02/12/2016 | Lượt xem: 585 Ngày 28 tháng 10 năm 2016, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Khoa Quốc tế học, Học viện Khoa học xã hội đã tổ chức cuộc Tọa đàm “Brexit và hàm ý cho ASEAN”. PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh - Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội- Chủ trì và phát biểu khai mạc; tham dự Tọa đàm gồm có các giảng viên, trợ lý và NCS, học viên Khoa Quốc tế học, Học viện Khoa học xã hội; các nhà nghiên cứu khoa học đến từ trong và ngoài Học viện. Toàn cảnh Tọa đàm Tọa đàm có bài tham luận chính “Brexit và hàm ý cho ASEAN” của GS. David F.Camroux đến từ Học viện Chính trị Paris, Pháp. Tham luận đề cập đến sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Đây là vấn đề mang tính thời sự được cả thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Bài tham luận được chia thành 3 phần với những vấn đề đáng được quan tâm như: Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về thành viên EU và hậu quả; Bài học về hội nhập khu vực (người châu Âu muốn có một liên minh như thế nào? Người châu Á mong muốn một cộng đồng châu Á ra sao?...); Những phỏng đoán sơ bộ về các hàm ý kinh nghiệm của Brexit đối với ASEAN. Để kết thúc cho bài tham luận, GS. David F.Camroux đưa ra một câu của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Hội nhập khu vực tương đối giống với việc chạy một chiếc xe đạp…khi bạn ngừng đạp, bạn sẽ ngã”. GS. David F.Camroux, trình bày tham luận tại Tọa đàm Tiếp bài tham luận của GS. David F.Camroux, TS. Đỗ Tá Khánh- Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Âu, Viện nghiên cứu Châu ÂuViện Nghiên cứu Châu Âu đưa ra quan điểm về việc hội nhập của Châu Âu qua vấn đề: Sự phát triển của Cộng đồng Than và Thép Châu Âu tới cộng đồng Kinh tế Châu Âu và cho tới Liên minh Châu Âu; Quỹ đạo của NATO kể từ khi Chiến tranh Lạnh đặc biệt kết thúc TS. Đỗ Tá Khánh, đóng góp ý kiến tại Tọa đàm Tọa đàm thu hút nhiều ý kiến khác nhau; trong đó, câu hỏi đặt ra: Việc Anh rời EU liệu có tác động đến kinh tế khối ASEAN, trong đó có Việt Nam hay không? Vậy nên, chúng ta cần xác định các cơ hội cũng như thách thức trong việc thúc đẩy kinh tế; cần theo dõi sát sao cũng như cần có sự điều chỉnh chính sách kịp thời để chủ động giảm thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Kết thúc buổi Tọa đàm, TS. Đỗ Tá Khánh- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Âu, cám ơn các nhà khoa học đã đóng góp những ý kiến quý báu cho Tọa đàm và hứa sẽ đóng góp nhiều hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt động Hội thảo, Tọa đàm… cho Khoa Quốc tế học. Tọa đàm “Brexit và hàm ý cho ASEAN” thực sự trở thành diễn đàn khoa học sôi nổi, mang tính chất thời sự, giúp các nhà nghiên cứu- giảng viên, các nghiên cứu sinh, học viên cao học có cơ hội trao đổi học thuật, nâng cao khả năng nghiên cứu và tăng cơ hội tiếp cận với những diễn biến, phát hiện mới trong nghiên cứu quốc tế học. Tin: Mỹ Hiền Ảnh: Mỹ Hiền In bài viết Chia sẻ
Trao đổi khoa học: phần mềm phân tích dữ liệu định tính Taguette trong nghiên cứu khoa học GS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tham dự Diễn đàn Đối thoại chiến lược Think Tank Trung Quốc và ASEAN lần thứ 11 và làm việc với Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc. Đại sứ nước Cộng hoà Cu Ba đến thăm và làm việc tại Học viện Khoa học xã hội Học viện Khoa học xã hội ký Biên bản Thoả thuận hợp tác với Trường Chang Jung Christian University (Đài Loan) Khai mạc Khoá học mùa hè về Khoa học xã hội năm 2017 với chủ đề “Sông và Đồng bằng ở Đông Nam Á” Tọa đàm khoa học: “Hướng nghiên cứu mới về Công tác xã hội tại Anh Quốc” Tọa đàm khoa học: “Chủ nghĩa Thể chế trong Kinh tế học” Học viện Khoa học xã hội trao đổi, nghiên cứu về một số vấn đề dân chủ tại các trường Đại học tại Hoa Kỳ