Ngày đăng: 30/07/2019 | Lượt xem: 1812 Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho các bạn sinh viên Trung Quốc về những vấn đề lịch sử và phát triển của Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin tại Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội (GASS) đã phối hợp với Tập đoàn giáo dục Toàn cầu, Việt Nam (GES) và trường Đại học Công nghiệp Tây Bắc, Trung Quốc tổ chức khóa nghiên cứu ngắn hạn về “Sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin tại Việt Nam”. Khóa học lần này có sự tham gia của 01 cán bộ và 16 sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Tây Bắc. Giảng viên của khóa học này đều là những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn như GS.TS. Phạm Văn Đức - Phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; GS.TS. Nguyễn Văn Khang - Viện Ngôn ngữ học; PGS.TS. Phùng Thị Huệ và GS.TS. Đỗ Tiến Sâm - Viện nghiên cứu Trung Quốc; PGS.TS. Phan Ngọc Huyền - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. GS.TS. Phạm Văn Đức - giảng bài tại lớp học PGS.TS. Phùng Thị Huệ - giảng bài tại lớp học. Bên cạnh nghiên cứu về triết học và chủ nghĩa Mác - Lênin tại Việt Nam, khóa nghiên cứu còn cung cấp cho các sinh viên những nội dung nghiên cứu và thảo luận về chính sách ngoại giao của Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam, lịch sử Việt Nam và tiếng Việt thực hành. Để cho các sinh viên được hiểu rõ hơn các vấn đề về triết học, về chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, khóa học đã tổ chức cho các bạn sinh viên buổi tọa đàm tại Viện nghiên cứu Triết học, Viện nghiên cứu Khổng Tử, Bảo tàng Dân tộc học. PGS.TS. Nguyễn Tài Đông - chủ trì Tọa đàm tại Viện Triết học. Sau 05 ngày học tập và trải nghiệm cuộc sống ở Việt Nam, các sinh viên đã có buổi báo cáo kết quả thu được trong suốt khóa học. Sinh viên báo cáo kết quả trong khóa học. Phát biểu tại buổi lễ bế mạc khóa học, GS.TS. Phạm Văn Đức cho rằng việc tổ chức các khóa học ngắn hạn có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các bạn sinh viên mà còn đối với cả Học viện Khoa học xã hội. Khóa học đã giúp các sinh viên có những trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc hơn về Việt Nam thông qua những hoạt động thực tiễn. Đây cũng sẽ là nhịp cầu kết nối bạn bè, là kênh thông tin có hiệu quả quảng bá về một Việt Nam thân thiện, cởi mở và cầu thị. Đại diện trường Đại học Công nghiệp Tây Bắc, Giáo sư Ke Wei gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Khoa học xã hội và Tập đoàn giáo dục Toàn cầu đã hỗ trợ để các em sinh viên của trường có thể hiểu được về văn hóa, con người, chính sách ngoại giao, về tư tưởng của người Việt Nam. Giáo sư Ke Wei tin rằng, thông qua khóa học này sẽ thúc đẩy mối quan hệ thân thiết giữa các bạn sinh viên và giữa hai quốc gia Trung Quốc - Việt Nam. Một số hình ảnh buổi lễ bế giảng: GS.TS. Phạm Văn Đức - trao chứng chỉ cho sinh viên hoàn thành khóa học. GS.TS. Phạm Văn Đức - chụp ảnh lưu niệm cùng lớp học. Tin: Tuyết Mai Ảnh: Võ Thương In bài viết
Đại diện của Đại học Nam Khai, Trung Quốc tới thăm và trao đổi hợp tác với Học viện Khoa học xã hội Đại diện của Đại học Luật Washington (Mỹ) tới thăm và trao đổi hợp tác với Học viện Khoa học xã hội Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Khoa học xã hội và Học viện Báo chí và Tuyên truyền Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Học viện Khoa học xã hội và Viện chủ nghĩa Mác, Đại học Sư phạm Quảng Tây Khóa học ngắn hạn “Sự phát triển của Chủ nghĩa Mác - Lênin tại Việt Nam” cho các học giả đến từ trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây, Trung Quốc Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Khoa học xã hội và Học viện Dân tộc Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Khoa học xã hội và Học viện Tư pháp Lễ trao học bổng của Hội Hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam cho học viên cao học, nghiên cứu sinh của Học viện Khoa học xã hội