Ngày đăng: 16/10/2021 | Lượt xem: 1073 Thực hiện Chỉ thị số 01 – CT/TW ngày 09/03/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 15/10/2021, Học viện Khoa học xã hội, Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và Hội Triết học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “ Một số vấn đề lý luận – thực tiễn trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”. Tham dự Hội thảo có GS. TS. Tạ Ngọc Tấn nguyên Uỷ viên BCH TW Đảng, nguyên Giám đốc Học viện CTQG HCM, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng LLTW cùng các nhà khoa học của các đơn vị đồng tổ chức hội thảo. Chủ trì hội thảo có GS.TS. Lê Hữu Nghĩa nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, nguyên Giám đốc Học viện CTQG HCM, Chủ tịch Hội Triết học; GS.TS. Phạm Văn Đức nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; nguyên Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; Phó Chủ tịch thường trực Hội Triết học; PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn phát biểu tại Hội thảo Mở đầu hội thảo, GS.TS. Lê Hữu Nghĩa trình bày báo cáo Đề dẫn đề cập đến bảy vấn đề: 1. Về chủ đề Đại hội. 2. Về đánh giá thành tựu nhiệm kỳ Đại hội XII vầ cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. 3. Về hệ quan điểm chỉ đạo. 4. Về bối cảnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển đất nước. 5. Về bổ sung, phát triển, nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn. 6. Về những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030. 7. Về những nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược. Báo cáo đề dẫn đề nghị các nhà khoa học tham dự Hội thảo tập trung làm rõ những vấn đề sau: Đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu và hạn chế trong nhiệm kỳ 2016 -2021, cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm, ý nghĩa các bài học đối với hiện nay. Nội dung và ý nghĩa các quan điểm chỉ đạo đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định các mục tiêu phát triển đến năm 2025, 2030, 2045 và những giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó. Nhận thức mới và giải pháp để thực hiện tốt các mối quan hệ lớn nêu ra trong văn kiện Đại học XIII, nhất là mối quan hệ được bổ sung lần này là “quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội” trong tình hình hiện nay. Các giải pháp để phát huy mạnh mẽ các động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới, nhất là phát huy mạnh mẽ ý chí tự cường dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; đổi mới sáng tạo dựa trên thu hút trọng dụng nhân tài, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nội dung và các giải pháp để xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong văn kiện Đại hội XIII; ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới hiện nay. Những giải pháp để giải quyết hài hoà, hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới. Những giải pháp để phát huy dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân? Nâng cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong phát triển đất nước. Những định hướng và giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Những giải pháp đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Những vấn đề lý luận cần nghiên cứu, tổng kết để góp phần phát triển, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng ta. Trong thời gian chuẩn bị, Ban tổ chức đã nhận được 50 bài viết của các nhà khoa học từ các đơn vị phối hợp tổ chức. Điều này thể hiện tinh thần khoa học, dân chủ, trách nhiệm của các nhà khoa học. Tại Hội thảo có 08 báo cáo được trình bày: GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn với báo cáo: “Khai thông, phát huy và phát triển các nguồn lực văn hoá Việt Nam để tạo động lực và sức mạnh nội sinh cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. GS.TS. Hồ sĩ Quý với báo cáo: “Về mục tiêu phát triển, hạnh phúc của nhân dân và những bài học kinh nghiệm đúc rút từ sự nghiệp đổi mới” GS.TS. Phạm Văn Đức với báo cáo: “Quá trình phát triển quan điểm về thực hành dân chủ ở Việt Nam từ sau đổi mới đến nay” GS.TS. Trần Văn Phòng với báo cáo: “Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng theo tinh thần Đại hội XIII” PGS.TS. Nguyễn Tài Đông với báo cáo: “ Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” PGS.TS. Đặng Quang Định với báo cáo: “ Nhận thức về các mối quan hệ lớn trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà với báo cáo: “Đổi mới cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam” PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương với báo cáo: “Một số điểm mới trong định hướng giải quyết các vấn đề môi trường tại Đại hội XIII của Đảng” Toàn cảnh Hội thảo Toàn cảnh Hội thảo Các phiên thảo luận diễn ra với tinh thần khoa học, dân chủ, trách nhiệm đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, góp phần đưa nghị quyết XIII của Đảng vào cuộc sống. Bế mạc hội thảo, GS.TS. Lê Hữu Nghĩa đánh giá cao các báo cáo được gửi tới hội thảo. Các báo cáo đi sâu phân tích, đặc biệt có sự so sánh giữa các văn kiện Đại hội XI, XII, XIII, đã phân tích lý luận góp phần gắn kết phát triển hài hòa kinh tế - xã hội; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế; hoàn thiện thể chế lý luận về con đường đổi mới xây dựng đất nước. Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp. Tin: Minh Nguyệt Ảnh: Minh Nguyệt In bài viết
Thông báo về việc đăng ký hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 - năm 2023 Thông báo về việc xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS tại Học viện Khoa học xã hội Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Học viện Khoa học xã hội (Cơ sở Tp. HCM) và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai Thông báo về việc ứng viên ghi tên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022 Hội thảo khoa học về cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân Kết quả xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2021 tại Hội đồng giáo sư cơ sở Học viện khoa học xã hội Hội thảo khoa học: “Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045: Lý luận và thực tiễn” Tọa đàm khoa học: Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013, thực trạng và triển vọng