Ngày đăng: 09/06/2025 | Lượt xem: 154 Ngày 02 tháng 6 năm 2025, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Phạm Thị Kiều Duyên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội; Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 9.76. 01.01; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh. NCS. Phạm Thị Kiều Duyên chụp ảnh lưu niệm Mục đích nghiên cứu Luận án hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm. Đồng thời, luận án thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm tại tỉnh Quảng Ngãi, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ này. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm tại tỉnh Quảng Ngãi. Đóng góp mới về khoa học của luận án Những nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội, về rối loạn trầm cảm, về người cao tuổi đã được quan tâm triển khai theo từng chủ đề độc lập, tuy vậy các nghiên cứu có sự sâu chuỗi về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm và đặc biệt tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, do vậy, việc nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Nghiên cứu không chỉ dựa vào các kết quả chẩn đoán có sẵn từ Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi mà còn áp dụng công cụ sàng lọc thang đo GDS-30 đánh giá mức độ trầm cảm ở người cao tuổi. Việc sàng lọc trong khoảng thời gian gần đây không chỉ giúp xác định tình trạng trầm cảm mà còn cho phép theo dõi những thay đổi trong tình trạng sức khỏe tâm thần của người cao tuổi qua thời gian. Kết quả từ phương pháp sàng lọc này có thể cung cấp dữ liệu quan trọng để nghiên cứu thêm về rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe phù hợp trong tương lai. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về dịch vụ CTXH, luận án phần nào phản ánh tổng thể về thực trạng của tình hình và tác động của các yếu tố đến việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp thích hợp để cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm không chỉ tại tỉnh Quảng Ngãi mà còn đến các cơ sở y tế và cộng đồng khác trên toàn quốc. Nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của dịch vụ CTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án Về lý luận Ở Việt Nam hiện nay rất ít các công trình nghiên cứu đề cập đến đối tượng người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm. Các tác giả hầu như chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm nói chung và tại tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, chính lẽ đó, luận án góp phần bổ sung, làm sáng tỏ về một số vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm. Đồng thời, nghiên cứu này của luận án sẽ góp phần cụ thể hóa các dịch vụ công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm, đây là cơ sở khoa học để xây dựng và cải tiến các chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi, từ đó dẫn đến sự phát triển các chương trình dịch vụ công tác xã hội hiệu quả hơn. góp phần tích cực cho việc phát triển ngành nghề công tác xã hội tại Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức xã hội về rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi, sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn nhằm mở ra hướng đi mới trong việc can thiệp và nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi, góp phần vào sự phát triển toàn diện của lĩnh vực này tại Việt Nam. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ công tác xã hội, phát triển các giải pháp can thiệp hiệu quả, nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề trầm cảm ở người cao tuổi, và ảnh hưởng đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần. Qua đó, nghiên cứu không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả của nghiên cứu có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo phục vụ cho ngành công tác xã hội đối với người cao tuổi bị rối loạn trầm cảm, cũng như là cơ sở khoa học cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên làm nghề công tác xã hội. Mặc khác, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để tham mưu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các chính sách đối với người cao tuổi nói chung và người cao tuổi có rối loạn trầm cảm nói riêng cũng như trong việc xây dựng và cung ứng các dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Tin: Minh Nguyệt In bài viết
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Nhân học “Di cư lao động của người Khmer ở thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Luật học “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của lực lượng thanh tra theo pháp luật Việt Nam hiện nay” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội “Công tác xã hội trường học trong phòng ngừa xâm hại tình dục trên không gian mạng cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội” Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp học viện của Nghiên cứu sinh Huỳnh Vạng Phước Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Mai Xuân Trường Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp học viện của Nghiên cứu sinh Võ Hữu Khánh Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Phan Xuân Linh