Ngày đăng: 29/04/2025 | Lượt xem: 252 Ngày 26 tháng 4 năm 2025, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, nghiên cứu sinh Lương Thị Thu Phương đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Kinh tế quốc tế; Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế; Mã số: 9 31 01 06; Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Minh Lệ và TS. Đỗ Thị Thanh Hoa. NCS. Lương Thị Thu Phương chụp ảnh lưu niệm Mục đích nghiên cứu: Luận án tổng hợp kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của Trung Quốc, từ đó đề xuất một số hàm ý phát triển du lịch cộng đồng cho Việt Nam. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DLCĐ của Trung Quốc, trong đó nhận diện những thế mạnh/trở ngại của Trung Quốc đối với phát triển DLCĐ; đồng thời làm rõ định hướng, thực trạng phát triển DLCĐ của Trung Quốc; Thứ hai, luận án đã phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển DLCĐ, trong đó nhấn mạnh tới sự tham gia “đa chủ thể” trong phát triển DLCĐ của Trung Quốc và lựa chọn phân tích ba trường hợp nghiên cứu là Khu tự trị Tân Cương, tỉnh Vân Nam và thành phố Bắc Kinh. Luận án đã chỉ rõ sự tham gia “đa chủ thể” trong phát triển DLCĐ của Trung Quốc bao gồm cộng đồng dân cư địa phương là nòng cốt, cùng với đó là Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức phát triển với những vai trò và trách nhiệm khác nhau; Thứ ba, luận án đã phân tích quan điểm, định hướng, thực trạng, triển vọng đối với phát triển DLCĐ của Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở đánh giá những thành công, thất bại, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển DLCĐ của Trung Quốc, Luận án đã đưa ra được một số hàm ý cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh phát triển DLCĐ trong thời gian tới. Ý nghĩa lý luận của luận án Về mặt lý luận, Luận án xây dựng, bổ sung những luận cứ khoa học mới nhất về DLCĐ và phát triển DLCĐ nói chung và của Trung Quốc nói riêng cũng như thực tiễn phát triển DLCĐ của Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa các khái niệm về DLCĐ và phát triển DLCĐ, những đặc trưng, nguyên tắc, nhân tố ảnh hưởng và tác động của DLCĐ, các mô hình, sự tham gia chủ thể trong phát triển DLCĐ, đặc biệt là những kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển DLCĐ. Về mặt thực tiễn, Luận án có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc với những đề xuất nhằm đẩy mạnh phát triển DLCĐ trong thời gian tới ở Việt Nam. Việc nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm phát triển DLCĐ của Trung Quốc và đánh giá thành công, tồn tại, cơ hội, thách thức đối với phát triển DLCĐ của Việt Nam không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy mà còn là cơ sở để các cơ quan quản lý cấp quốc gia, cấp địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chính các cộng đồng đúc rút bài học kinh nghiệm, từ đó lựa chọn phương án, giải pháp, mô hình phát triển DLCĐ phù hợp, góp phần phát triển du lịch, phát triển cộng đồng và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Tin: Minh Nguyệt In bài viết
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Nhân học “Di cư lao động của người Khmer ở thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Luật học “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của lực lượng thanh tra theo pháp luật Việt Nam hiện nay” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi rối loạn trầm cảm tại tỉnh Quảng Ngãi” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội “Công tác xã hội trường học trong phòng ngừa xâm hại tình dục trên không gian mạng cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội” Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp học viện của Nghiên cứu sinh Huỳnh Vạng Phước Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Mai Xuân Trường Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp học viện của Nghiên cứu sinh Võ Hữu Khánh