Ngày đăng: 02/11/2024 | Lượt xem: 205 Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Phan Thị Cẩm Giang đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Tâm lý học; Mã số: 9.31.04.01; Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Thị Minh Loan; 2. TS. Lê Minh Thiện. NCS. Phan Thị Cẩm Giang chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ. Mục đích nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và chỉ ra thực trạng mức độ và các yếu tố ảnh hưởng về hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên các trường Trung học cơ sở (THCS) tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hành vi công dân (HVCD) trong tổ chức của giáo viên các trường Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những đóng góp mới về khoa học của luận án. Đóng góp về mặt lý luận Xác định được khái niệm công cụ HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS cũng như lập luận để chỉ ra các biểu hiện HVCD trong tổ chức của giáo viên ở hai khía cạnh cá nhân và khía cạnh tổ chức với các hành vi lương tâm, lịch thiệp, phẩm hạnh, cao thượng, tận tình và tự phát triển bản thân. Ở khía cạnh tổ chức, đó là HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến lợi ích trường học (hành vi hướng tới sự phát triển trường và hướng tới tự giác tuân thủ các nguyên tắc của tổ chuyên môn/ nhà trường). Ở khía cạnh cá nhân, đó là HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến lợi ích cá nhân (HVCD trong tổ chức hướng đến học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, và tự phát triển bản thân). Làm rõ lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng đến HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS như (1) Chủ quan (sự hài lòng trong công việc, sự đồng nhất với tổ chức, sự gắn kết nghề nghiệp) và (2) Khách quan (sự hỗ trợ của tổ chức, sự công bằng của tổ chức, tương tác lãnh đạo - nhân viên). Phân tích về mặt lý luận tác động HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS đến (1) Giáo viên (sự hỗ trợ của hiệu trưởng; cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giáo viên); (2) Trường học (bầu không khí của bộ môn, nhà trường; và 3. Học sinh (thái độ của học sinh với giáo viên, gắn kết học tập và chất lượng cuộc sống học đường). Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã làm rõ thực trạng: Chỉ ra nét đặc trưng hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên trung học cơ sở với mức thường xuyên thực hiện. Trong các thành phần hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên trung học cơ sở, thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên: hướng đến sự phát triển trường học, hướng đến tự giác tuân thủ các nguyên tắc, hướng đến học sinh, hướng đến phụ huynh học sinh, hướng đến đồng nghiệp, hướng đến tự phát triển bản thân. Trong đó, hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên các trường trung học cơ sở ở các thành phần theo thứ tự từ cao xuống thấp: hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên các trường trung học cơ sở hướng đến tự giác tuân thủ các nguyên tắc, hướng đến đồng nghiệp, hướng đến học sinh, hướng đến phụ huynh học sinh, hướng đến tự phát triển bản thân và hướng đến phát triển trường học. Đồng thời, phương pháp phân tích cụm, phân tích biệt số và phân tích hồi quy, nghiên cứu chỉ ra 3 nhóm giáo viên có hành vi công dân trong tổ chức ở 3 mức độ: “rất thường xuyên thực hiện hành vi công dân trong tổ chức”, “thường xuyên thực hiện hành vi công dân trong tổ chức” và “thỉnh thoảng thực hiện hành vi công dân trong tổ chức” với những đặc trưng riêng. Đánh giá của học sinh về thực trạng hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên có sự tương đồng và có sự khác biệt ở một số hành vi, tuy nhiên sự khác biệt này là không đáng kể. Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê hành vi công dân giữa giáo viên là nam giới và giáo viên là nữ giới, độ tuổi, trình độ, thâm niên, số giờ dạy, vị trí công tác và giữa các loại hình trường công tác khác nhau. Mô hình hồi quy tuyến tính tổng hợp cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân trong tổ chức của các cụm giáo viên cho thấy có tương quan khá chặt chẽ nhau bao gồm: (1) Các yếu tố chủ quan (sự hài lòng, sự đồng nhất tổ chức, sự gắn kết nghề nghiệp) và (2) Các yếu tố khách quan (sự hỗ trợ của tổ chức, sự công bằng của tổ chức, tương tác lãnh đạo – nhân viên). Kết quả phân tích tương quan và mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy, hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên tác động (1) tác động hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên đến học sinh – đặc biệt tác động đến chất lượng cuộc sống học đường của học sinh và (2) tác động hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên đến giáo viên và Tổ bộ môn/trường – đặc biệt tác động đến bầu không khí của bộ môn, nhà trường của giáo viên. Nghiên cứu trường hợp điển hình cho thấy các yếu tố khách quan và chủ quan theo giả thuyết ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên. Đề xuất một số khuyến nghị với nhà trường và với giáo viên nhằm nâng cao hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên trung học cơ sở. Ý nghĩa về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm lý luận về HVCD trong tổ chức nói chung và HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS, về HVCD trong tổ chức trong lĩnh vực chuyên ngành Tâm lý học tổ chức; qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn khái niệm HVCD trong tổ chức nói chung và HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS; các yếu tố ảnh hưởng đến HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS và tác động của HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS đến học sinh, giáo viên và nhà trường. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng góp thêm một khẳng định về các biểu hiện HVCD trong tổ chức áp dụng trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến vấn đề này. Là tài liệu tham khảo giúp giáo viên trung học cơ sở tự đánh giá về mức độ thực hiện các hành vi công dân trong tổ chức, những hệ quả khác nhau mà hành vi này mang lại để từ đó có biện pháp phù hợp điều chỉnh hành vi. Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Tin: Võ Thương In bài viết Chia sẻ
Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Hà Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh “Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành du lịch tại Việt Nam” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh” Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Nguyễn Đình Hưng Thông báo đính chính thời gian bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Đặng Thị Thúy Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Phan Thùy Giang Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục “Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực” Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Đặng Thị Thúy