Đào tạo Tiến sĩ

Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Kinh tế quốc tế “Phát triển kinh tế biển của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam”

Ngày đăng: 22/04/2024 | Lượt xem: 438

       Ngày 19 tháng 4 năm 2024, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Huy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Kinh tế quốc tế; Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế; Mã số: 9 31 01 06; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Lan Hương Và TS. Lại Lâm Anh.

 

NCS. Nguyễn Quang Huy chụp ảnh lưu niệm

Mục đích nghiên cứu:

       Luận án phân tích, chính sách và thực trạng phát triển kinh tế biển của Nhật Bản kể từ năm 2007 đến năm nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong phát triển kinh tế biển giai đoạn đến năm 2030.

Đóng góp mới của luận án

      Luận án sẽ tập trung xây dựng khung phân tích về phát triển kinh tế biển, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng, để từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển Nhật Bản.

     Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế trong phát triển kinh tế biển Nhật Bản, luận án rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển kinh tế biển.

      Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Nhật Bản, luận án rút ra các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong phát triển kinh tế biển thời gian tới.

Ý nghĩa về khoa học và thực tiễn của luận án:

      Luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, muốn phát triển kinh tế biển cần: xây dựng thể chế và hệ thống chính sách, phát triển bền vững, tự chủ về công nghệ, tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế biển;

       Luận án đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển kinh tế biển. Việt Nam muốn phát triển kinh tế biển cần: hoàn thiện thể chế chính sách, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển ngành nghề kinh tế biển có trọng điểm, tăng cường ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư;

       Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cho hoạt động giáo dục và đào tạo, cho các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực kinh tế biển.

   Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua.

 

Tin: Minh Nguyệt