Ngày đăng: 10/04/2024 | Lượt xem: 600 Ngày 09 tháng 4 năm 2024, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Nguyễn Thị Thương đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Chính sách công; Chuyên ngành: Chính sách công; Mã số: 9 34 04 02; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh. NCS. Nguyễn Thị Thương chụp ảnh lưu niệm Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách giáo dục đại học (GDĐH) ở Việt Nam hiện nay từ mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách từ đó có cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng chính sách GDĐH ở Việt Nam (giai đoạn từ khi ra đời Luật Giáo dục đại học (2012) cho đến nay) và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách GDĐH. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ở giai đoạn từ 2025 - 2035. Đóng góp mới về khoa học của luận án: Về mặt lý luận: Luận án góp phần xây dựng khung lý luận nghiên cứu chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, cụ thể: (1) Luận án đã xác định và làm rõ được nội hàm cơ bản của chính sách giáo dục đại học như: hệ thống khái niệm mới, riêng biệt; (2) Chỉ ra các đặc trưng cơ bản, các bộ phần cấu thành nội dung của chính sách; (3) Xây dựng khung lý thuyết về chu trình của chính sách GDĐH từ vấn đề chính sách, mục tiêu, giải pháp; chủ thể; thể chế và các yếu tố ảnh hưởng Về thực tiễn: luận án đánh giá thực trạng chính sách GDĐH ở Việt Nam giai đoạn từ 2012 - 2022 theo chu trình chính sách: 1. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung chính sách; 2. Đánh giá chính sách thông qua các nội dung: - Đánh giá sự tham gia của các chủ thể chính sách; - Đánh giá thể chế chính sách; - Đánh giá các yếu tố tác động chính sách; Đánh giá thông qua kết quả thực hiện chính sách. Thông qua kết quả đánh giá này tác giả đưa ra các yêu cầu hoàn thiện chính sách và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Những giải pháp này góp phần thúc đẩy sự phát triển của GDĐH từ góc độ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu theo hướng hội nhập, quốc tế hóa; chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang cơ chế giám sát, kiến tạo sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra đề xuất, kiến nghị với mong muốn góp phần nâng cao hiệu thực hiện chính sách trong giai đoạn tới. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án góp phần xây dựng khung lý luận nghiên cứu chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, cụ thể: (1) Luận án đã xác định và làm rõ được nội hàm cơ bản của chính sách giáo dục đại học như: hệ thống khái niệm mới, riêng biệt; (2) Chỉ ra các đặc trưng cơ bản, các bộ phần cấu thành nội dung của chính sách; (3) Xây dựng khung lý thuyết về chu trình của chính sách GDĐH từ vấn đề chính sách, mục tiêu, giải pháp; chủ thể; thể chế và các yếu tố ảnh hưởng Về thực tiễn: Tạo tiền đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời luận án cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trong thời gian tới góp phần thúc đẩy sự phát triển, đổi mới toàn diện, hiệu quả của chính sách GDĐH nói riêng và chính sách giáo dục nói chung, cụ thể như: nhóm giải pháp về nâng cao vai trò của các chủ thể trong bộ máy nhà nước và khu vực tư nhân (ngoài nhà nước); nhóm giải pháp cải cách phương thức quản lý nhà nước đối với các vấn đề của GDĐH hiện nay như: về quy mô, cơ cấu; chất lượng đào tạo; chất lượng đội ngũ cán bộ, GV, nghiên cứu viên; hoạt động hợp tác quốc tế; nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách GDĐH theo hướng toàn diện, thống nhất, đồng bộ với trọng tâm, xác định rõ vai trò của nhà nước và vai trò của các cơ sở GDĐH. Mặt khác, luận án còn là tài tham khảo trong quá trình giảng dạy các chuyên ngành chính sách công, quản lý giáo dục, quản lý công. Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Tin: Minh Nguyệt In bài viết Chia sẻ
Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lan Anh Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Hồ Minh Khánh Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Bùi Văn An Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh “Năng lực Quản trị của cán bộ quản lý trong các Doanh nghiệp xây dựng tại Hà Nội” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học “Đặc điểm từ ngữ xưng gọi trong Khan Dăm Săn (Sử thi Đăm Săn)” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội “Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa tai nạn lao động tại các làng nghề gỗ huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Hải Yến Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội “Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa Bạo lực học đường tại các trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội”