Đào tạo Tiến sĩ

Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội “Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”

Ngày đăng: 31/01/2024 | Lượt xem: 362

       Ngày 30 tháng 01 năm 2024, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội; Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 9.76.01.01; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai.

 

NCS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt chụp ảnh lưu niệm

Mục đích nghiên cứu:

       Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý trường hopwj (QLTH) đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và các yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cải thiện kết quả hoạt động QLTH và thực nghiệm công tác kiểm huấn trong tiến trình và nhiệm vụ của QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo hướng công tác xã hội chuyên nghiệp.

Đóng góp mới về khoa học của luận án

       Nghiên cứu về QLTH đối với trẻ em bị AHBHA là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam hiện nay, kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần bổ sung và làm rõ một số lý luận và thực tiễn về QLTH đối với trẻ em bị AHBHA. Luận án làm sáng tỏ các khái niệm, tiến trình, nhiệm vụ, các yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ em bị AHBHA. Luận án cũng đã làm rõ được những thách thức, khó khăn cũng như nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng của trẻ em bị AHBHA đang đối mặt bởi tác động của HIV/AIDS. Bên cạnh đó, luận án cũng góp phần phản ảnh thực trạng thực hiện tiến trình và nhiệm vụ trong các bước QLTH đối với trẻ em bị AHBHA, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình QLTH đối với trẻ em bị AHBHA. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả QLTH đối với trẻ em bị AHBHA, cho thấy việc thực hiện tiến trình và nhiệm vụ QLTH đối với trẻ em bị AHBHA có tính khả thi và mang lại hiệu quả nếu thực hiện đúng tiến trình và nhiệm vụ của từng bước trong tiến trình QLTH, góp phần cải thiện và giải quyết những thách thức, khó khăn mà trẻ em bị AHBHA và gia đình đang đối mặt.

Nghĩa nghĩa lý luận của luận án

       Ý nghĩa lý luận: Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa trong việc đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận về QLTH đối với trẻ em bị AHBHA. Làm rõ các khái niệm liên quan và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về QLTH đối với trẻ em bị AHBHA dựa trên việc phân tích và kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan đến QLTH đối với trẻ em bị AHBHA. Kết quả và thông tin thu thập được từ nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu QLTH đối với trẻ em dễ bị tổn thương.

      Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của QLTH đối với trẻ em bị AHBHA đã đưa ra chứng cứ về can thiệp hiệu quả trên cơ sở năng lực thực hành chuyên môn của cán bộ QLTH trong cung cấp dịch vụ trực tiếp và phối hợp, liên kết liên ngành, chuyển gửi trẻ và gia đình tiếp cận nguồn lực có sẵn bên ngoài cộng đồng giúp họ nhận được các dịch vụ một cách toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của trẻ và gia đình. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học xây dựng, hoạch định chính sách trợ giúp cho trẻ em bị AHBHA và gia đình, phát triển QLTH đối với trẻ em bị AHBHA mang tính chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

      Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua.

 

Tin: Minh Nguyệt