Ngày đăng: 18/01/2023 | Lượt xem: 460 Ngày 13 tháng 01 năm 2023, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Phạm Văn Dũng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục; Mã số: 9. 14 01 14; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tình. Toàn cảnh hội đồng. Mục đích nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ Giảng sư ở các trường Trung cấp Phật học hiện nay theo hướng chuẩn hóa, để từ đó phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giảng sư ở các trường Trung cấp Phật học và đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng sư ở các trường Trung cấp Phật học đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ Tăng ni sinh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Những đóng góp mới của luận án. Về lý luận: Dựa trên cách tiếp cận nguồn nhân lực và chức năng quản lý, luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng sư ở các trường trung cấp Phật học theo hướng chuẩn hóa (xác định được các khái niệm cơ bản, các phẩm chất và năng lực của giảng sư, nội dung phát triển đội ngũ giảng sư ở các trường trung cấp Phật học trên cơ sở đặc thù của hoạt động đào tạo tại các trường Phật học). Đây là vấn đề lý luận có tính mới, còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Về thực tiễn: Luận án đánh giá được thực trạng phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng sư tại 9 trường trung cấp Phật học theo hướng chuẩn hóa, đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ giảng sư ở các trường trung cấp Phật học theo hướng chuẩn hóa, chỉ ra được những mặt mạnh và hạn chế của thực trạng này. Luận án đề xuất được 6 giải pháp phát triển đội ngũ giảng sư ở các trường trung cấp Phật học theo hướng chuẩn hóa. Đây là những giải pháp phản ánh tính đặc thù của phát triển đội ngũ giảng sư ở các trường trung cấp Phật học theo hướng chuẩn hóa. Kết quả nghiên cứu thực tiễn này có tính mới, phản ánh sự đặc thù trong phát triển đội ngũ giảng sư ở nước ta hiện nay Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên nói chung và phát triển đội ngũ giảng sư tại các trường Trung cấp Phật học theo hướng chuẩn hóa nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu tham khảo đối với lãnh đạo, các phòng ban và các khoa của các trường trung cấp Phật học về phát triển đội ngũ giảng sư tại các trường Trung cấp Phật học trong giai đoạn hiện nay theo hướng chuẩn hóa. Đặc biệt là đánh giá các mặt hạn chế và các giải pháp phát triển đội ngũ giảng sư tại các trường Trung cấp Phật học sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho các trường trung cấp Phật học trong phát triển đội ngũ giảng sư tại các trường Trung cấp Phật học trong giai đoạn hiện nay theo hướng chuẩn hóa. Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Tin: Võ Thương Ảnh: Võ Thương In bài viết Chia sẻ
Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Lê Thị Nương Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hòa Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Trần Kim Bá Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Phạm Thu Thủy Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Nga Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Nâng Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Kinh tế “Khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Sử học “Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam (CHXHCN Việt Nam) với tỉnh Sê Kông (CHDCND Lào) từ năm 1997 đến năm 2015”