Ngày đăng: 21/09/2022 | Lượt xem: 395 Ngày 17 tháng 9 năm 2022, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hạ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Kinh tế; Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế; Mã số: 9 31 01 06; Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bình Giang và TS. Hà Thị Hồng Vân. NCS. Nguyễn Thị Hạ chụp ảnh lưu niệm Mục đích nghiên cứu: Luận án là làm rõ thực trạng phát triển lĩnh vực FinTech ở Trung Quốc; đúc kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển FinTech của nước này để cho Việt Nam tham khảo và đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam. Đóng góp mới về khoa học của luận án: Về nhận thức lý luận: Luận án làm rõ, bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề lý luận về FinTech và phát triển FinTech trên cơ sở tổng hợp, phân tích và khái quát hóa cơ sở lý luận về FinTech, cách phân loại FinTech, các tiêu chí đánh giá sự phát triển của FinTech, thực tế ứng dụng FinTech trong các lĩnh vực chính như thanh toán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, chứng khoán, quỹ, các dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung... đồng thời, phân tích để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của FinTech. Từ đó, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển FinTech. Về thực tiễn: Đề tài xác lập cơ sở cho quá trình hoạch định các chính sách quản lý, phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính nói riêng và lĩnh vực tài chính nói chung; bổ sung các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách cho phát triển FinTech, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính. Luận án đã làm rõ các tiêu chí đánh giá sự phát triển của FinTech và chỉ ra các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của FinTech, đó là cơ sở để cung cấp các giải pháp phù hợp nhằm phát triển lĩnh vực FinTech. Qua việc đúc rút những kinh nghiệm của Trung Quốc- là quốc gia láng giềng đi đầu trong lĩnh vực FinTech, so sánh tương quan với các điều kiện cụ thể ở Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cụ thể để phát triển lĩnh vực FinTech ở Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm phát triển FinTech của Trung Quốc, xây dựng một hệ sinh thái FinTech cộng sinh, năng động và phát triển bền vững; qua đó góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về phương diện khoa học: Luận án đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, làm rõ một cách toàn diện, trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận chung về FinTech, hệ sinh thái FinTech và phát triển FinTech. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, khái quát hóa cơ sở lý luận về FinTech, nội hàm và ứng dụng FinTech trong các lĩnh vực chính như thanh toán, quỹ, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính ngân hàng, tài chính tiêu dùng,... đồng thời, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của FinTech, các tiêu chí đánh giá sự phát triển của FinTech và vai trò của phát triển FinTech đối với sự phát triển kinh tế xã hội; Luận án đã bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề lý luận về FinTech và phát triển FinTech, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách liên quan đến lĩnh vực FinTech. Bên cạnh đó, với hệ thống các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đã sử dụng, luận án góp phần làm sáng tỏ khả năng áp dụng lý luận vào thực tế để hoạch định và áp dụng các chính sách quản lý, giám sát và phát triển công nghệ tài chính. Đây là cơ sở lý luận giúp cho việc phân tích, đánh giá, so sánh thực trạng phát triển và môi trường chính sách cho phát triển FinTech ở Trung Quốc với thực tiễn và môi trường chính sách cho phát triển FinTech ở Việt Nam; cũng là cơ sở để nhìn nhận những cơ hội, thách thức và các vấn đề đặt ra cho phát triển FinTech ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất những quan điểm, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp lý cho thị trường FinTech; cũng như thúc đẩy phát triển một hệ sinh thái FinTech đa dạng, lành mạnh và bền vững ở Việt Nam. Về hoàn thiện thể chế, chính sách: Đề tài xác lập cơ sở cho quá trình hoạch định các chính sách quản lý, phát triển lĩnh vực FinTech nói riêng và lĩnh vực tài chính nói chung. Bổ sung các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện thể chế cho phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, phục vụ nền kinh tế thực. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các văn bản pháp lý, các quy định liên quan đến lĩnh vực công nghệ tài chính trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển một hệ sinh thái FinTech đa dạng, lành mạnh, bền vững ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu. Về phương diện thực tiễn: Những phân tích, luận giải sâu của luận án có thể giúp gợi mở và định hướng cho các nhà hoạch định chính sách trong các quyết định về cách thức, giải pháp thúc đẩy phát triển và quản lý giám sát lĩnh vực mới này. Đồng thời, Luận án cũng đưa ra một số hàm ý, kiến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực FinTech một cách lành mạnh, bền vững ở Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm phát triển FinTech của Trung Quốc, qua đó góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân. Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Tin: Minh Nguyệt In bài viết Chia sẻ
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh “Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH công lập của sinh viên tại khu vực Bắc Trung Bộ” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học “Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu bài tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Luật học “Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Lịch sử “Giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Luật học “ Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong luật Hình sự Việt Nam” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay” Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Đinh Thị Hương Thông báo ngày bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Đỗ Nghiêm Thanh Phương