Ngày đăng: 26/11/2021 | Lượt xem: 137 Ngày 26 tháng 11 năm 2021, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Nguyễn Thị Thanh Thảo đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn hó học; Chuyên ngành: Văn hóa học; Mã số: 9 22 90 40; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Yên. Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Thanh Thảo Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vai trò, vị trí của cây tính tẩu trong đời sống văn hóa tín ngưỡng cũng như sự biến đổi chức năng của nó của nó dưới sự tác động của các chủ trương chính sách của nhà nước qua các thời kỳ, từ đó làm cơ sở bàn luận về “số phận” của tính tẩu trong đời sống văn hóa của người Tày Tuyên Quang theo diễn trình lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay. Đóng góp mới về khoa học của luận án: Luận án đầu nghiên cứu một cách hệ thống về cây tính tẩu trong đời sống văn hóa của người Tày Tuyên Quang ở cả phương diện đời sống tín ngưỡng cũng như đời sống văn nghệ. Thông qua đó góp phần nhận diện vị thế của cây tính tẩu trong đời sống văn hóa của người Tày nói chung và người Tày ở Tuyên Quang nói riêng trong diễn trình lịch sử, đặc biệt là từ sau 1986 đến nay. Ý nghĩa của luận án: Ý nghĩa lý luận: Từ kết quả nghiên cứu thực tế về cây tính tẩu trong đời sống văn hóa của người Tày Tuyên Quang, đề tài đã chỉ ra vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của nghệ nhân – đặc biệt là vai trò hạt nhân trong việc trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy vai trò của tính tẩu trong đời sống văn hóa của người dân dưới sự tác động của các chủ trương chính sách của nhà nước qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó làm cơ sở đặt ra các vấn đề thảo luận xung quanh việc bảo tồn phát huy vai trò tính tẩu trong bối cảnh giao lưu và hội nhập với thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh thực hành nghi lễ Then được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Kết quả đề tài vì vậy đã đóng góp cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình văn hóa tín ngưỡng của của các tộc người thiểu số Việt Nam nói chung và của người Tày nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những thông tin cụ thể về vị trí và vai trò của cây tính tẩu trong đời sống văn hóa của người Tày ở trường hợp địa bàn tỉnh Tuyên Quang, qua đó có thể làm tài liệu cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo vận dụng trong việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình văn hóa tín ngưỡng của người Tày nói riêng, các tộc người thiểu số nói chung. Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Tin: Minh Nguyệt Ảnh: Minh Nguyệt In bài viết
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Sử học “Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công tác xã hội “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Kinh tế “Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Luật học “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Chính sách công “Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay” Thông báo ngày bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Học viện của Nghiên cứu sinh Phạm Thị Mùi Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Kinh tế “Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập” Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Hán Nôm “Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII –XVIII tỉnh Bắc Ninh”